Muốn tìm việc lái xe hãy trang bị tối thiểu 5 kinh nghiệm phỏng vấn này
Với những người không có bằng cấp học vấn cao nhưng bù lại có sức khỏe tốt và tâm lý vững vàng, cùng với kỹ năng thích hợp thì hoàn toàn có thể tìm việc lái xe.
Do ngành nghề lái xe không yêu cầu quá nhiều về trình độ mà chỉ quan trọng kỹ năng điều khiển tay lái và bằng lái xe của ứng viên nên các hãng xe hầu như ít đưa ra một tiêu chí hay yêu cầu cụ thể nào khi tuyển dụng. Thế nhưng, nếu muốn gia tăng cơ hội có việc làm thành công, những ai có nhu cầu tìm việc lái xe vẫn nên tham khảo 5 kinh nghiệm có thể áp dụng cho quá trình phỏng vấn sau đây.
Có kỹ năng và bằng cấp để tìm việc lái xe
Điều quan trọng nhất để trở thành lái xe là phải có kỹ năng làm chủ mọi địa hình từ leo đèo đến đổ dốc, nắm vững kinh nghiệm xử lý các tình huống nguy hiểm khi thừa lái, thiếu lái, giật phanh tay và kiểm soát các điểm mù, có tâm lý cẩn thận và ý thức tỉnh táo để đảm nhận tốt hành trình lái xe được phân công, có sự hiểu biết rõ ràng về Luật giao thông đường bộ,… Đây sẽ là ưu điểm cho người phỏng vấn tìm việc lái xe.
Kỹ năng quan trọng mà các cơ sở tuyển dụng yêu cầu ở một tài xế chuyên nghiệp là an toàn chứ không phải có kỹ thuật cao siêu khi chuyên chở người hoặc hàng hóa theo yêu cầu. Nếu bạn từng gây ra tai nạn hoặc va chạm nào đó thì đây sẽ là điểm trừ vô cùng lớn khi đứng trước các cơ hội tuyển dụng.
Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kỹ năng của ứng viên tìm việc lái xe dựa trên cách bạn đánh giá và giải quyết tình huống phát sinh như thế nào, điều đó cũng yêu cầu bạn phải có một sức khỏe chắc chắn và tinh thần mạnh mẽ, cứng cỏi, minh mẫn trước khi đối mặt với tình huống khó khăn để nhanh chóng đưa ra quyết định và phán đoán chính xác nhất, phản xạ nhanh nhất để đem lại an toàn lớn nhất cho khách hàng hoặc hàng hóa mình chuyên chở. Tài xế ứng tuyển còn phải có một tầm nhìn tốt, có khả năng nhìn xa, bao quát được cả khu vực nhanh chóng, nắm bắt tình huống trước và sau xe liên tục, giữ tinh thần tập trung vì khi di chuyển bằng ô tô ở tốc độ cao, rất nhiều tai nạn có thể xảy đến khi tài xế không đảm bảo yêu cầu về tầm nhìn thoáng đãng, kiểm soát khoảng cách hợp lý giữa các phương tiện khác đang di chuyển cũng với tốc độ cao trên đường và nắm bắt cả những sự vật xung quanh. Một tối kỵ của tài xế là bị trở ngại mà không phán đoán được điểm mù của phương tiện di chuyển của mình. Họ phải luôn biết cách vận dụng các công cụ sẵn có như gương chiếu hậu, gương hai bên và cả tầm nhìn, khả năng quan sát của bản thân để bao quát tình hình, tìm ra những nhân tố có thể nguy hiểm mà bản thân phải lưu ý.
Những giấy tờ cần có
Để thể hiện thái độ trước công việc, các ứng viên nên nghiêm túc chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ và hợp lệ, với các giấy tờ cần có, nhất là có cả đơn xin việc vị trí lái xe, bao gồm:
- 1 đơn xin việc
- 1 sơ yếu lý lịch (Có dấu xác nhận của chính quyền địa phương)
- 1 giấy xác nhận nhân sự đảm bảo ứng viên không có tiền án, tiền sự (Có dấu xác nhận của công an xã, phương)
- 1 giấy khám sức khỏe với xác nhận của cơ sở y tế rằng ứng viên “Đủ sức khỏe lái xe hạng…” (Ghi rõ bằng lái xe của người thực hiện và có xác nhận)
- 1 bản sao chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, hộ khẩu thường trú
- Và đơn xin việc có đầy đủ thông tin cá nhân của ứng viên.
- Cùng với một số bằng cấp liên quan tới tìm việc lái xe khác nếu sở hữu.
Càng chuẩn bị đầy đủ thì các bạn càng có điều kiện cạnh tranh tốt hơn. Nếu có thắc mắc, ứng viên có thể chủ động tìm kiếm sự tư vấn từ nhân viên tuyển dụng của đơn vị mình muốn ứng tuyển.
Quá trình chuẩn bị
Ưu tiên sử dụng quần áo lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ để bộc lộ sự nghiêm túc trước cơ hội phỏng vấn lần này chứ không nhất thiết phải ăn mặc đắt tiền hoặc cứng nhắc. Trước khi bắt đầu phỏng vấn, nên tới sớm để kiểm tra lại giấy tờ cần thiết, thông tin và ngoại hình của bản thân, tuyệt đối không nên tới muộn.
Trước mặt nhà tuyển dụng, hãy ngồi ngay ngắn và đối diện trực tiếp với người đang nói chuyện với mình. Giữ bình tĩnh để trả lời các câu phỏng vấn một cách chân thật, nghiêm túc, không bông đùa cợt nhả. Sau khi kết thúc, nên gửi lời cảm ơn đến họ và chuẩn bị tâm lý trước bất cứ kết quả nào.
Bên cạnh đó, ứng viên tìm việc lái xe nên chuẩn bị thật kỹ về khía cạnh tâm lý để đối diện với những yêu cầu cụ thể của từng ngành lái xe khác nhau, ví dụ như lái xe tải, hoặc lái xe nhỏ để đưa đón các công nhân viên của xí nghiệp đi làm, đi công tác, hoặc làm tài xế chuyên chở cho các lãnh đạo cấp cao, hay lái xe du lịch…
Tìm hiểu trước những câu hỏi mà các hãng tuyển dụng lái xe hay đưa ra
Hãy cùng tổng hợp một số câu hỏi thường gặp trong những buổi phỏng vấn nhân viên lái xe để tìm câu trả lời thích hợp nhất đối với bản thân mình, thuyết phục đối phương lựa chọn bản thân trở thành nhân viên của họ. Đa số các câu hỏi đều liên quan đến chuyên môn lái xe hoặc một tình huống bất ngờ để kiểm tra cách xử lý, kết hợp phỏng vấn về một số kỹ năng khác mà một lái xe cần có.
Ví dụ như: Lái xe taxi cần biết cách giao tiếp với khách hàng, sử dụng ngoại ngữ tốt hay không, cách cảm ơn và xin lỗi khách, thông thạo các tuyến đường tại khu vực mình làm việc… Hoặc hỏi lái xe đường dài các kỹ năng điều khiển khi gặp mưa bão, tầm nhìn giới hạn, kinh nghiệm xử lý khi gặp địa thế hiểm trở, thiên tai, nhân họa, các tình huống hỏng hóc, gặp bất trắc giữa đường…
Một khía cạnh quan trọng không thể bỏ qua đó chính là bạn nên hỏi kỹ về quyền lợi lao động được hưởng, các cơ chế, chế độ bảo hiểm, các chính sách lương thưởng như thế nào dành cho công nhân viên, cho cánh tài xế của công ty ví dụ như có lương cứng bao nhiêu, ăn phần trăm hoa hồng như thế nào, chế độ thưởng khi đạt doanh số, hoặc chế độ tăng lương hàng năm là bao nhiêu, có yêu cầu gì cụ thể gì không, nếu nhân viên có biểu hiện làm việc xuất sắc trong công tác, có thái độ chuyên cần mẫu mực thì có được hỗ trợ gì hơn không… Đây đều là những nguyện vọng mà bạn cần được người phỏng vấn giải đáp nếu có mong muốn được phát triển và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi có cơ hội tìm được công việc phù hợp với mình.
Ngồn: Sưu tầm